03. QL BN Điều trị ngoại trú - Quản lý bệnh viện

Chức năng

-    Quản lý danh sách bệnh nhân điều trị ngoại trú.
-    Quản lý danh sách bệnh nhân kết thúc điều trị ngoại trú.
-    Quản lý thông tin bệnh nhân tái khám.
-    Yêu cầu cận lâm sàng.
-    Viện phí tại khoa.
-    Chỉ định khám chuyên khoa.
-    Chỉ định tạm ứng.
-    Quản lý tủ trực thuốc, vật tư tiêu hao.
-    Quản lý dự trù thuốc.
-    Quản lý dự trù vật tư tiêu hao tại khoa.
-    Quản lý hoàn trả thuốc.
-    In phiếu tổng hợp y lệnh.
-    Quản lý thông tin dấu sinh tồn.
-    Quản lý dị ứng thuốc.
-    Quản lý thông tin tử vong.
-    Quản lý thông tin phẫu thuật thủ thuật.
-    Theo dõi công nợ.
-    In phiếu thanh toán viện phí ngoại trú.
-    Chuyển số liệu thanh toán xuống viện phí.
-    Xem kết quả cận lâm sàng trên mạng.

Mô tả chi tiết

♦ Bệnh nhân điều trị ngoại trú có đặc thù điều trị lâu dài, luân chuyển liên tục giữa 2 hệ điều trị trong cùng một khoa hoặc giữa các khoa với nhau do đó thông tin điều trị của bệnh nhân được thể hiện trên hồ sơ bệnh án điện tử, giúp đảm bảo tính xuyên suốt và thuận lợi trong quá trình điều trị.
♦ Danh sách bệnh nhân điều trị ngoại trú được thể hiện trực quan, giúp người dùng có thể nắm bắt được lượng bệnh nhân trong khoa một cách liên tục, đồng thời đơn giản hóa thao tác tìm kiếm bệnh nhân.
♦ Cho phép tìm kiếm,  trích lục thông tin điều trị của bệnh nhân.
♦ Bệnh nhân đến tái khám hàng ngày được chương trình ghi nhận đầy đủ diễn biến của từng triệu chứng (kể cả triệu chứng mới xuất hiện), giúp theo dõi trong suốt quá trình điều trị và phục vụ công tác báo cáo thống kê bệnh viện.
♦ Ghi nhận các yêu cầu cận lâm sàng, yêu cầu khám chuyên khoa.
♦ Kết quả cận lâm sàng kèm với hình ảnh được trả về qua mạng nội bộ, giúp bác sĩ theo dõi trực tiếp trên phần mềm mà không cần xem qua phiếu kết quả của bệnh nhân.
♦ Ghi nhận các y lệnh điều trị (thuốc, chăm sóc,...) hàng ngày.
♦ Hỗ trợ công tác chuyên môn phục vụ ng­ười bệnh:
-  Cung cấp thông tin về thuốc cho bác sĩ (thuốc cận date, thuốc cần sử dụng gấp, số lượng thuốc hiện còn tại khoa d­ược).
-  Cảnh báo cho bác sĩ trong các tr­ờng hợp chỉ định thuốc không hợp lý (bệnh nhân dị ứng thuốc).
-  Quản lý thuốc dùng hàng ngày của bệnh nhân (thuốc dự trù thường quy).
-  Quản lý thuốc bệnh nhân dùng khi cấp cứu (thuốc tủ trực).
-  Quản lý cấp đơn thuốc về nhà cho người bệnh sau khi kết thúc tái khám.
-  Dự trù thuốc cho bệnh nhân tại khoa, lĩnh thuốc, cấp phát thuốc, trả lại thuốc.
-  Dự trù, cấp phát vật t­ư tiêu hao (bông băng, cồn, gạc,... )
-  Quản lý tủ thuốc cấp cứu, theo dõi nhập xuất tồn tủ trực của khoa.
-  Các phiếu dự trù, phiếu bù tủ trực thuốc, vật tư y tế sẽ đư­ợc chuyển xuống chư­ơng trình quản lý khoa d­ựợc.
-  Quản lý chi phí khác sử dụng tại khoa.
-  Thông báo chi tiết về chi phí điều trị cho bệnh nhân (chính sách, BHYT, dịch vụ ): Tiền thuốc, giư­ờng bệnh, tiền xét nghiệm, viện phí,... có đối chiếu (theo dõi công nợ ) với số tiền bệnh nhân đã nộp (tạm ứng), để tránh các tr­ường hợp thất thoát viện phí.
-  Gửi thông tin yêu cầu cấp phát thuốc đến khoa d­ược.
-  Gửi thông tin chi phí điều trị đến bộ phận tài chính để thu tiền dịch vụ khám chữa bệnh, xét nghiệm và tiền thuốc của bệnh nhân.
     • Tập hợp chính xác viện phí : BHYT, Người nghèo, Trẻ em dưới 6 tuổi, Dịch vụ…
     • In bảng kê viện phí của bệnh nhân.
     • Đối chiếu các khoản: tạm ứng, thu trước, miễn giảm...của bệnh nhân.
     • Bảng kê các khoản thu của khoa, bác sĩ chỉ định, bác sĩ thực hiện.